Có thể nói những ai đã đến công viên Thiên Đức đều là những người am tường khá sâu sắc về lẽ đời, việc đạo, biết rõ quy luật sinh tử luân hổi nên chủ động chuẩn bị nơi an nghỉ cho mình ngay từ khi còn khỏe, đang còn khả năng tự quyết, không muốn để phiền hà, nặng gánh cho con cháu về sau… Tại đây tất cả đều được cư xử tận tình chu đáo bằng băn hóa giao tiếp tuyệt vời đã làm nên thương hiệu của công viên Thiên Đức, khi mà họ đã được Nhà nước cho pháp thiết kế, quy hoạch và dây dựng dự án ngay trên đất tổ Vua Hùng.
Nội dung bài viết
Công viên nghĩa trang sinh thái hiện đại kết hợp du lịch tâm linh
Nhiều người lần đầu đến với công viên Thiên Đức đã bị thuyết phục bởi cảnh quan, địa thế, tình người nơi đây. khi đến với dự án không chỉ là nỗi lo, sự sợ hãi mà tìm thấy niềm vui của những người đi chọn, tìm chỗ an nghỉ ngàn thu của mình. Họ có quyền được nghe tư vấn, quyền bỏ tiền theo giá thỏa thuận mua và sở hữu mộ phần, quyền được chăm sóc sau khi mất… và tất nhiên phía công ty cũng có đủ điều kiện đáp ứng các yêu cầu đó theo phong tục và nghỉ thức truyền thống của người Việt cùng các tôn giáo đang tồn tại trong nước nhờ địa thế rộng gần 100 hecta, có nhiều ngọn đồi tạo phong thủy tốt, đã được cấp quyền sử dụng quản lý đất vĩnh viễn theo quy hoạch.
Nhìn về chiến lược, công viên Thiên Đức được xây dựng trở thành Công viên nghĩa trang sinh thái hiện đại kết hợp du lịch tâm linh khá nhất ở thời điểm hiện nay với khẩu hiệu: ” Vẹn tròn hiếu nghĩa, Phúc hưởng thiên thu”… đã mở ra nhiều cách tiếp thị lành mạnh, nghĩa tình, tôn trọn khách hàng là số một.
Tầm nhìn của những người lãnh đạo trẻ tại công viên Thiên Đức
Những người lãnh đạo tại công viên Thiên Đức thuộc giới trẻ, chỉ có giới trẻ mới dám nghĩ, dám làm các cách tiếp thị đặc biệt và tốn kém để kỳ công chinh phục lòng người. Suốt nmấy năm nay, thứ 7 và Chủ Nhật nào cũng có dăm ba chuyến xe khách nối đuôi đón hàng trăm khách từ Hà Nội lên Thiên Đức, chưa kể nguồn từ một số tỉnh khác kéo về được miễn phí thăm quan lại còn đãi cơm, thịt,… mời khách bữa trưa.
Tại các điểm đón khách vành đai trong công viên nghĩa trang đều có nước uống và đồ ăn nhẹ, đi xe ô tô điện miễn phí để chọn mua đất, thăm mộ, lễ chùa, chiêm bái tượng phật; kể cả nơi trẻ em leo trèo cầu trượt, chơi đu quay hay khách muốn đi ca nô ngắm cảnh quan, thế đất phong thủy địa linh… cũng đều có người của công ty đáp ứng.
Tại đài hóa thân với công nghệ cao cấp cỡ quốc tế đều có các mức giá đáp ứng dịch vụ theo yêu cầu của gia chủ (hỏa thiêu còn cốt hay hóa hết cốt). Nhiều đám tang chỉ đưa người thân đã qua đời đến hỏa táng tại Thiên Đức rồi mang về quê an táng… nhưng mọi người đã đến đây đều không bỏ lỡ cơ hội thăm quan tổng quan dự án và chắc chắn không khỏi trầm trồ về cách quy hoạch mang tính công viên văn hóa và tâm linh, những quả đồi hình “bát úp Thiên Địa Linh” mà trời đất đã ưu ái ban tặng cho nơi này.
Công viên thiên đức sinh ra như thể ưu tiên cho người Hà Nội
Với tuyến đường xuyên Cầu Nhật Tân ra cao tốc Nội Bài đi Lào Cai, tới Phù Ninh, Phú Thọ chỉ vừa tiếng rưỡi xe chạy là đến, rất thuận tiện, vừa đi thăm mộ người thân, nghỉ cuối tuần hay kết hợp điền dã về nguồn Thiên Đức để đến với các công trình như: Tượng phật A Di Đà, Tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát, Chùa Thiên Long, vườn tượng Phật, Hồ Lục Thủy, Nhà Bát Giác, tượng Phật Di Lặc, tượng Phật nhập niết bàn… luôn bừng sáng các sắc màu của những khối điêu khắc trắng hòa trộn với màu xanh đã khởi sắc xuân của công viên Thiên Đức được uốn lượn trên các trục Thần Đạo liên kết các điểm chính trong khu vực nghĩa trang.
Công viên Thiên Đức mới khởi phát từ năm 2012 đến nay, tất cả vừa làm vừa hoàn thiện quy hoạch và khánh thành từng phân khu theo thế phong thủy định dạng, trạch đất hiệu ứng, chuyển đổi tính linh từ thiên cơ và văn hóa ứng dựng đa tôn, đa tầng, đa phương, được phát huy… với các cụm phong thủy cục bộ, phong thủy tổng khu và phong thủy lan tỏa… trên nền đất gốc ngũ sắc thổ (đất 5 màu).
Công viên Thiên Đức là nơi đáp ứng các diệu dụng tâm linh
Với hệ thống nghĩa trang luôn phải đáp ứng các diệu dụng tâm linh chứ không đơn giản như quy hoạch và xây dựng chung cư đô thị, bởi hằng số “Vĩnh Hằng dành cho người đã khuất” lại bao gồm cả hệ thống quan niệm văn hóa tâm linh cùng những tập tục, tín ngưỡng và tôn giáo để đạt được yêu cầu cao “Sống gửi thác về”,… Nói vậy để chúng ta hiểu thêm văn hóa lâu bền dành cho cái chết không đơn thuần chỉ là chỗ chôn cất, mà nó là nơi hưởng thụ cuối cùng của kiếp người, dù trước đó mình là ai thì cũng được bình đẳng với cái chết trước hết bằng tính văn hóa của phong tục tập quán và tôn giáo của mình.
Nơi đây sẽ cho mọi người thấy các giá trị tinh thần được hòa vào nét đẹp chung của sự an lành, trật tự, đạo gắn kết với đời, ai cũng được hưởng thanh bình và thanh thản như nhau. Đặc biệt, quy hoạch tổng khu nghĩa trang này còn có “Các phần đệm Văn Hóa Tâm Linh”, các vĩ nhân sẽ “rải thảm cách ngôn” hoặc dẫn dắt bằng pháp cú” trên các trục thần đạo của nghĩa trang bằng hình tượng và trược tác nổi tiếng làm cho sức sống văn hóa dành cho người chết, an ủi người sống.
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm đã có câu nói: “Vạn thế thu buông đâu đã hết”, Douglas MacAthur: “Chỉ những người không sợ chết là đáng sống”, Victor Hugo: “Chất chẳng là gì, không sống mới đáng sợ”. Mark Twain: “Không bất động sản nào vĩnh viễn đáng giá bằng nấm mộ”…